TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
Ngày nay, có lẽ không ai trong chúng ta không biết tiếng Anh quan trọng đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội như thế nào. Từ việc giao tiếp, ngoại giao cho đến trao đổi thương mại, văn hóa, giáo dục trên toàn thế giới đều sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Nắm bắt xu hướng toàn cầu đó, các hệ thống giáo dục dần đã đưa tiếng Anh vào tăng cường ở các bậc học đặc biệt là bậc học mầm non.
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh theo báo cáo năm 2019 của Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố, có hơn 450 trung tâm Anh ngữ được mở ra để đón đầu xu hướng này. Rõ ràng, với số lượng trung tâm anh ngữ hùng hậu và không ngừng mọc thêm mỗi ngày, việc trang bị cho phụ huynh những kiến thức cơ bản nhất về quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như phương pháp truyển đạt và khả năng “hấp thụ” ngôn ngữ của con người từ khi còn là đứa trẻ sơ sinh cho đến lúc trưởng thành là cực kì quan trọng. Điều đó không những giúp cho họ hiểu tường tận về quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con mình mà còn qua đó có thể lựa chọn cho con một ngôi trường và phương pháp học Anh văn tốt nhất.
VIETNAM CANADA PRESCHOOL
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
Các nhà khoa học về ngôn ngữ trên thế giới đã chỉ ra rằng: “Tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ ở một giai đoạn hết sức quan trọng, đó là giai đoạn tiền học đường từ 0-6 tuổi”. Trong giai đoạn này, có thể kết hợp giữa phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ đồng thời lồng ghép phát triển ngôn ngữ thứ 2 để tăng thêm cơ hội trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ thứ 2 này thuần thục như tiếng mẹ đẻ. Quá trình tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai này trải qua 5 giai đoạn (Theo bà Widlok – Viện ngôn ngữ Goethe Munich, Đức)
“Các giai đoạn tiếp thu tiếng anh”
Giai đoạn 1(Từ 0 - 6 tháng):
Giai đoạn tiền ngôn ngữ (Tiếp thu im lặng).
Giai đoạn 2 (Từ 6 tháng – 1 năm)
Giai đoạn sử dụng ngôn ngữ ban đầu.
Giai đoạn 3 (Từ 1 – 3 năm)
Giai đoạn tiến bộ ngôn ngữ
Giai đoạn 4 (Từ 3 – 5 năm)
Giai đoạn tiến bộ ngôn ngữ
Giai đoạn 5 (Từ 4 – 10 năm)
Giai đoạn thuần thục cao cấp
Thông qua phân tích về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ, việc cho trẻ mầm non tiếp cận tiếng Anh càng sớm càng tốt song song với quá trình hấp thụ ngôn ngữ mẹ đẻ là rất cần thiết. Việc chờ cho đến khi trẻ 5- 6 tuổi hay thành thạo tiếng mẹ đẻ rồi mới học tiếng Anh là một quan điểm sai lầm, vì đã bỏ lỡ giai đoạn vàng tiếp thu ngôn ngữ thứ 2 của bé.
TRẺ HỌC ANH VĂN TẠI TRƯỜNG MẦM NON NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT
Rất tiếc thực tế hiện nay, còn nhiều trường mầm non chất lượng cao xem hoạt động tiếng Anh chỉ chú trọng đến trẻ lứa tuổi mẫu giáo, các nhóm trẻ nhỏ hơn hoặc là không được tham gia hoặc là tham gia như hình thức “cưỡi ngựa xem hoa”. Thay vì thời gian học phải phân bổ đồng đều chẳng hạn như ở các lớp 3 – 6 tuổi, trẻ học tiếng Anh ít nhất 30 phút/1 tiết học mỗi ngày thì các lớp nhỏ hơn chỉ được học 10-15 phút/1 tiết học. Đã vậy, các trường còn cắt giảm chi phí tối đa khi thuê giáo viên Anh văn người Phillippines, giáo viên từ các nước châu Phi hoặc châu Âu vốn không dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Hậu quả thì người lãnh đủ là các con em chúng ta, vốn đã tiếp cận với tiếng Anh trễ (trẻ em bắt đầu đi học mầm non thì đã ở giữa “giai đoạn 3” của quá trình phát triển ngôn ngữ) lại vừa thông qua các giáo viên không đúng chuẩn. Các bé chắc chắn về sau sẽ rất khó để có thể sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và đồng thời việc sửa sai cách phát âm không chuẩn là rất khó khi đã thành nếp ở trẻ
Đề cập đến cách dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào là phù hợp và khoa học, Chuyên gia Neil Roberts, Phó Giám đốc Trung tâm Giảng dạy Hội đồng Anh đã khẳng định “Đối với trẻ em, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và ngữ liệu học tập phù hợp là đặc biệt quan trọng. Trẻ em học tiếng Anh, nếu tạo được sự hứng thú thì việc học sẽ đạt hiệu quả cao, đồng thời tạo động lực để trẻ tiếp tục khám phá và sử dụng ngôn ngữ được học trong giao tiếp”.
Như vậy, các bé mầm non là những học viên đặc biệt, hoàn toàn khác với các học sinh ở độ tuổi lớn hơn. Việc giảng dạy và truyền đạt cho các bé không những đòi hỏi có giáo trình khoa học, đúng bài bản mà phương pháp dạy phải thực sự sinh động, phải tạo được sự hứng thú, ham thích để lôi kéo các em tham gia học cũng như chơi, chơi cũng như học. Việc này đòi hỏi người giáo viên Anh ngữ trước hết phải được đào tạo và cấp bằng giảng dạy chuyên nghiệp TESOL để đảm bảo về mặt trình độ nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải có tình yêu thương và hiểu rõ tâm lý trẻ để có thể hòa mình vào các trò chơi với các bé trong lúc triển khai các giáo án của mình.
Về mặt lý thuyết, điều này thoạt tiên nghe có vẻ khá đơn giản nhưng trong thực tế không phải cơ sở mầm non nào cũng có thể làm được. Các trường mầm non thường chỉ quan tâm và cũng chỉ có khả năng kiểm tra được vấn đề chất lượng đầu vào của giáo viên (nghĩa là giáo viên có phải người bản xứ nói tiếng Anh không, có chứng chỉ TESOL hay không) nhưng lại không có đủ trình độ chuyên môn về sư phạm Anh văn để kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy của các giáo viên nước ngoài có thực sự đúng bài bản, và quan trọng là có phù hợp và hiệu quả đối với từng bé hay không. Trong trường hợp này, các trường nếu thực sự quan tâm đến vấn đề giáo dục tiếng Anh sớm một cách nghiêm túc và trách nhiệm, cần phải hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp về giáo dục Anh văn cho thiếu nhi để thường xuyên đánh giá và giám sát thực tế chất lượng giảng dạy tiếng Anh của các giáo viên nước ngoài ngay tại lớp, hoặc nhà trường phải “sở hữu” những chuyên gia, người quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực sư phạm anh văn để thực hiện công việc này.
Vietnam Canada Preschool ‘s Team